Thiết bị bay không người lái viết tắt là UAV (Unmanned Aerial Vehicle) thường được gọi chung là Drone là các thiết bị bay được điều khiển thông qua con người hoặc hệ thống dưới mặt đất. Drone thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chụp không ảnh, quay phim tư liệu, giám sát an ninh, các tác vụ nông nghiệp (tưới, rải thuốc, bón phân…), ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đặc biệt hơn hết là phục vụ nhu cầu giải trí.
Tại Việt Nam, Drone dùng trong nhu cầu giải trí thường hay được gọi tên là Flycam. Nhu cầu sử dụng drone cho giải trí rất đa dạng:
Khi được chiêm ngưỡng những màn trình diễn đầy màn sắc và ấn tượng từ dàn drone lên đến hơn trăm chiếc cùng nhau bay lượn, ắt hẳn chúng ta đều thắc mắc về việc làm sao để điều khiển số lượng lớn thiết bị như vậy. Cần bao nhiêu người để vận hành? Có phải mỗi máy bay cần có một người điều khiển tương ứng? Họ phối hợp ra sao để máy bay không va vào nhau khi trình diễn?…
Thực tế, để điều khiển máy bay trình diễn, số lượng phi công không cần quá nhiều và đều có thể được điều khiển thông qua hệ thống bay riêng của từng hãng.
Drone sử dụng để bay trình diễn thường được nâng cấp các tính năng để bay ổn định, định hướng tốt, tránh va chạm và khả năng bay đội hình. Về ngoại hình, drone loại này thường có kích thước nhỏ hơn các loại drone nông nghiệp, công nghiệp khác, vừa để dễ dàng di chuyển số lượng lớn đến địa điểm biểu diễn, vừa đảm bảo sự gọn gàng hạn chế tối đa sự va chạm trên không. Các dòng sản phẩm thường được dùng như: DJI Phantom, DJI Inspire, Intel Shooting Star…
Về vấn đề bay đội hình như thế nào được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Nói một cách đơn giản, toàn bộ drone đều được trang bị định vị vị trí thông qua vệ tinh và sẽ được kết nối với nhau thông qua hệ thống điều khiển dưới mặt đất. Khi bay trên trời, mỗi thiết bị sẽ bay theo lịch trình, tọa độ đã được định sẵn từ trước, đồng thời trạm điều khiển mặt đất sẽ liên tục kiểm tra, định hướng cho drone. Công nghệ này được gọi là RTK (real-time kinematic) giúp drone luôn giữ đúng đội hình, tránh va chạm và bay theo những hình ảnh đẹp mắt.
Và một bí mật nhỏ giúp drone hạn chế tối đa va chạm chính là thiết lập vùng an toàn giữa các máy bay. Các máy bay giao tiếp liên tục với nhau trên không là luôn giữ đúng số lượng tối đa trên một diện tích tùy theo cài đặt (ví dụ chỉ tối đa 3 thiết bị hoạt động trong một diện tích).
Trình diễn drone giới thiệu trò chơi mới của Bandai Namco
Drone trình diễn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số hạn chế của trình diễn bằng drone. Đó chính là số lượng thiết bị cần sử dụng rất nhiều, từ 100 đến 300 máy bay nên việc thiết lập, vận hành khá mất thời gian. Quan trọng hơn là về mặt chi phí cho mỗi lần bay như vậy vẫn còn khá cao, chưa phù hợp với đại đa số nhu cầu doanh nghiệp hiện tại.
Hi vọng trong tương lai, công nghiệp và cơ sở vật chất phát triển sẽ giúp drone mang đến nhiều lợi ích hơn nữa trong cuộc sống.
Một số hình ảnh trình diễn drone tại Việt Nam – Photo: Nguyen Hien / Tuoi Tre, VOV
Quý khách hàng, doanh nghiệp cần tư vấn thông tin chi tiết hơn về các thiết bị bay không người lái Drone cũng như cần demo sản phẩm vui lòng liên hệ với AONIC Việt Nam để được kết nối và hỗ trợ nhanh chóng.
Bạn có thắc mắc? Các chuyên gia về máy bay không người lái của chúng tôi sẵn sàng trợ giúp
Tòa nhà Fosco, 06 Phùng Khắc Khoan,
© 2023, by AONIC Holdings Pte Ltd