TƯƠNG LAI SÁNG SỦA CỦA NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI

Những công nghệ hiện đại ứng dụng trong nông nghiệp cần phải đáp ứng được: giúp tăng năng suất, kháng dịch bệnh diện rộng, thân thiện với môi trường và quan trọng nhất là phải dễ tiếp cận với người dân.
MG_5263-1-scaled
Nội dung bài

VƯỢT KHÓ 2023

Năm 2023 sau khi vượt qua những thử thách về dịch bệnh, thời tiết thất thường, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến biến động thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây và nhiều thành tựu khả quan khác.

Nông dân thu về lợi nhuận lớn từ nông sản trong bối cảnh còn nhiều khó khăn

Các sản phẩm tiêu biểu phải kể đến như sầu riêng, cà phê, rau quả, gạo đem về nguồn thu lớn, đảm bảo thu nhập và giúp Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia xuất khẩu nông nghiệp trên thị trường thế giới.

HƯỚNG TỚI NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chỉ tiêu năm đề ra trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt từ 3,0 – 3,5%; Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54 – 55 tỷ USD. Cùng với việc Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới trồng lúa giảm phát thải khi triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ cuối năm 2023. Cho thấy, không chỉ thay đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, ngành nông nghiệp tiếp tục hướng tới sản xuất hiện đại, nông nghiệp thông minh và bền vững.

Rất nhiều công nghệ, phương pháp tiên tiến đã đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp như: tưới tiêu nhỏ giọt theo công nghệ Israel, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý toàn cầu như công nghệ GIS, trồng cây theo hướng hữu cơ, sử dụng máy bay không người lái trong chăm bón, quản lý nông nghiệp…

Phát huy nông nghiệp hiện đại góp phần thúc đẩy phát triển ngành, nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng nông sản, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe người lao động.

Trong bối cảnh này, ứng dụng máy bay không người lái – Drone có thể đem lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp.

  1. Giám sát: Drone ứng dụng trong nông nghiệp có thể được sử dụng để giám sát từ trên cao, cung cấp dữ liệu về tình trạng sức khỏe của cây trồng, vật nuôi, về đất đai và nguồn nước.
  2. Phun thuốc bảo vệ thực vật: Thế mạnh của dòng drone nông nghiệp chính là trang bị hệ thống tải lên đến 20 lít dung dịch được sử dụng để phun thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách chính xác và hiệu quả. Việc này giúp giảm lượng hóa chất được sử dụng, giảm chi phí và hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường.

ỨNG DỤNG MÁY BAY VÀO NÔNG NGHIỆP

Ứng dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: VGP Đỗ Hương

3. Rải hạt giống: Với nâng cấp từ dòng Mistdrone Max, máy bay giờ đây có thể rải được hạt giống, hỗ trợ nông dân tốt hơn trong việc gieo hạt cho vụ mùa mới.

4. Gia tăng năng suất: Với những cánh đồng rộng lớn, drone giúp tiết kiệm sức lao động, gia tăng năng suất làm việc, đồng thời bảo vệ sức khỏe nông dân tối ưu nhất.

5. Mở rộng dịch vụ: Với chi phí đầu tư không quá cao, drone còn mang đến cho người sở hữu thêm khả năng bay dịch vụ. Khi hoàn thành công việc ở cánh đồng của mình, ta có thể cung cấp dịch vụ bay cho các cánh đồng lân cận.

Cần tư vấn về thiết bị bay không người lái cho ngành nông nghiệp? Liên hệ Aonic ngay để được tư vấn và hỗ trợ >>

CẦN TƯ VẤN CHUYÊN SÂU VỀ DRONE?

Quý khách hàng, doanh nghiệp cần tư vấn thông tin chi tiết hơn về các thiết bị bay không người lái Drone cũng như cần demo sản phẩm vui lòng liên hệ với AONIC Việt Nam để được kết nối và hỗ trợ nhanh chóng.

Liên lạc

Bạn có thắc mắc? Các chuyên gia về máy bay không người lái của chúng tôi sẵn sàng trợ giúp