MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO TỒN DẤU ẤN CỦA DRONE

Trong thời đại công nghệ số hóa, drone (máy bay không người lái) đã trở thành một công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc nghiên cứu và bảo vệ môi trường. Sự linh hoạt, khả năng bay ở các độ cao và vị trí khó tiếp cận đã giúp drone mang lại nhiều lợi ích đối với ngành môi trường và bảo tồn.
Nội dung bài

Thực trạng môi trường hiện nay và công tác bảo tồn

Tình trạng “lá phổi xanh” của trái đất ngày càng loang lổ do nạn phá rừng gia tăng tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, cháy rừng, khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%).

Ở Việt Nam, bảo đảm an ninh môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2020 – 2025 được vạch ra:

  • Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý là 100%

  • Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đến năm 2025 của dân cư thành thị là 95 – 100%, nông thôn là 93 – 95%.

  • Tỷ lệ thu gom xử lý chất rắn, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo quy chuẩn đạt 90%.

  • Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoạt động có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2025 đạt 92%.

  • Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đến năm 2025 đạt 100%.

  • Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%.

Cần phải có thêm nhiều biện pháp để bảo tồn và duy trì an ninh môi trường

Dấu ấn của công nghệ trong bảo tồn môi trường

Tuy thường được xem là thiết bị dùng để hỗ trợ công việc và giải trí, drone hiện nay lại có rất nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn môi trường.

1. Giám sát và đánh giá tình trạng rừng

Drone cho phép chúng ta thực hiện giám sát rừng một cách nhanh chóng và chi tiết hơn. Các hình ảnh và video từ drone giúp chúng ta đánh giá diện tích rừng, xác định mật độ cây trồng, và phát hiện sớm các vấn đề như sự khai phá rừng bất hợp pháp hay dấu hiệu của sự suy giảm của rừng.

Công nghệ LiDAR và cảm biến Đa quang phổ (Multispectral) trên drone cũng cho phép chúng ta xác định màu sắc của lá cây, giúp phát hiện bệnh lý tiềm ẩn, cải thiện việc quản lý, nghiên cứu và bảo tồn rừng.

LiDAR là công nghệ mới cho phép quản lý rừng một cách hiệu quả

2. Hỗ trợ trồng rừng

Hiện nay rất nhiều công ty đã ứng dụng Drone để phục vụ công tác rải hạt giống trồng rừng, công ty Flash Forest có thể gieo đến 100.000 hạt giống mỗi ngày. Bên cạnh đó, drone còn có thể phun thuốc bảo vệ, tưới nước, bón phân cho cây trồng phát triển tốt hơn.

Bằng cách dùng drone để hỗ trợ trồng rừng, chúng ta có thể phủ xanh đồi núi, những khu vực khó tiếp cận. Tăng tỉ lệ rải hạt, tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Nguồn: www.mashable.com

3. Giám sát phòng cháy và chữa cháy

Với camera tầm nhiệt được trang bị, drone trở thành người giám sát trên không vô cùng đáng tin. Cảm biến nhiệt độ cho phép phát hiện những thay đổi bất thường, thậm chí nhìn xuyên qua được những tán cây hoặc đám khói để phát hiện chính xác vị trí đám lửa.

chay-rung-1chay-rung-2
Drone thả bóng dập lửa
Drone phun nước dập lửa trực tiếp
Drone thả bóng lửa

Sau khi phát hiện, cảnh báo và gửi vị trí tọa độ về trung tâm giám sát. Drone còn có thể tham gia hoạt động dập tắt đám cháy với khả năng thả bóng chữa cháy hoặc phun nước trực tiếp (khả thi hơn với những đám lửa nhỏ).

Thú vị hơn, đó là việc sử dụng drone để thả bóng lửa, tạo đám cháy trong vùng được kiểm soát để dọn dẹp những đám cỏ, cây khô… tạo ra một vành đai an toàn ngăn chặn những đám cháy lớn lan rộng ra những khu vực xung quanh. Đây cũng được gọi là kỹ thuật chữa cháy chủ động.

4. Phát hiện rò rỉ khí

Phát hiện, cảnh báo các bất thường và rò rỉ trong hệ thống giúp hạn chế tối đa tác động của ô nhiễm môi trường khi sản xuất công nghiệp

Sensor công nghệ cao giúp phát hiện điểm rò rỉ khí ga

5. Tuần tra và giám sát môi trường

Thiết lập một hệ thống tự động có thể giúp nhà quản lý và cơ quan chức năng thực hiện việc bay tuần tra giám sát môi trường liên tục. DJI Dock 2 cho phép drone bay từ vị trí trạm này đến trạm khác nhằm thu thập dữ liệu một cách liền mạch. Liên tục cập nhật tình trạng rừng, các hoạt động xâm phạm trái phép, sự phát triển của cây…

DJI Dock 2 kết hợp với drone tạo thành hệ thống tuần tra tự động

6. Nghiên cứu và quản lý nguồn nước

Drone bay trên trời đã nhiều rồi, vậy còn ứng dụng công nghệ để quản lý nguồn nước có hay không? Câu trả lời chính là loại robot được mệnh danh là drone dưới nước – Fifish V6.

Khả năng bơi, lặn dưới nước được ứng dụng để quan sát, lấy mẫu phân tích nguồn nước. Đồng thời giúp phát hiện các nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn.

Tóm lại

Sự tiên tiến của công nghệ drone đã mở ra nhiều cơ hội mới trong việc nghiên cứu và bảo vệ môi trường. Từ việc giám sát rừng đến ứng phó với các thảm họa môi trường, drone đang đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các thách thức môi trường hiện nay và tìm ra các giải pháp hiệu quả cho tương lai.

CẦN TƯ VẤN CHUYÊN SÂU VỀ DRONE?

Quý khách hàng, doanh nghiệp cần tư vấn thông tin chi tiết hơn về các thiết bị bay không người lái Drone cũng như cần demo sản phẩm vui lòng liên hệ với AONIC Việt Nam để được kết nối và hỗ trợ nhanh chóng.

Liên lạc

Bạn có thắc mắc? Các chuyên gia về máy bay không người lái của chúng tôi sẵn sàng trợ giúp